NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG BỘT SỨ VMK MASTER – HÃNG VITA, ĐỨC

* Về hệ số CTE:

Theo như thực nghiệm của chúng tôi, phạm vi CTE của VMK Master từ 13.8 – 15.2 thường đạt kết quả tốt nhất với hợp kim có hệ số CTE (ở nhiệt độ 25 – 600oC) trong khoảng 14 – 14.4.

Trong trường hợp CTE của hợp kim 14.5, chúng tôi khuyến cáo rằng nên tăng thời gian hạ nhiệt ngay từ quá trình nướng dentine lần thứ nhất. Vì thông thường, sứ ốp lên kim loại được hạ nhiệt nhanh chóng ngay nhiệt độ mà nó vừa dính vào kim loại hoặc đang là chất lỏng. Trong suốt quá trình hạ nhiệt, bởi vì lớp sứ bên ngoài hạ nhiệt nhanh hơn lớp sứ tiếp xúc với sườn kim loại, cho nên lớp sứ bên ngoài sẽ phải chịu ứng suất nén từ lực căng mặt ngoài của lớp sứ bên trong, hệ số CTE khác biệt quá lớn thì lớp sứ sẽ dễ xảy ra tình trạng nứt vỡ.

Nếu như hệ số CTE khác biệt khá nhiều (trường hợp này là CTE của hợp kim lớn hơn 14.4), khi hạ nhiệt trong thời gian dài thì ứng lực sẽ được giảm xuống nhỏ nhất, do đó khi CTE của hợp kim lớn hơn 14.4 thì thời gian làm mát từ 900 – 700oC KHÔNG ĐƯỢC ÍT HƠN 3 PHÚT.

* Về nhiệt độ nướng:

Cần lưu ý về chênh lệch nhiệt độ thực tế và nhiệt độ được thể hiện trên máy nướng để có thể điều chỉnh kịp thời.
Nên nhớ mâm nướng cũng là một nhân tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến kết quả. Tất cả nhiệt độ nướng theo quy trình của VMK Master đều được đưa ra trên mâm nướng sứ màu đen, nếu sử dụng mâm nướng sứ màu nhạt hơn thì phải tăng nhiệt độ lên từ 10 – 20oC tùy theo loại lò nướng.

Một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nướng sứ:

  • Thời gian và nhiệt độ làm nóng lò.
  • Thời gian tăng nhiệt cho đến khi đạt được nhiệt độ nướng.
  • Thời gian giữ nhiệt.
  • Bơm hút chân không (thời gian và mức độ).
  • Vị trí của răng đặt trong lò nướng.

Khi kỹ thuật viên thực hiện đúng quy trình nướng sứ thì bề mặt của lớp sứ sẽ hơi bóng mờ như răng bên phải trong hình. Còn nếu răng sau khi nướng có màu trắng sữa và không đồng nhất như răng bên trái thì nhiệt độ nướng không đúng. Nếu như không đạt được kết quả mong muốn thì nên chỉnh nhiệt độ theo từng bước từ 5 – 10oC.

* Quá trình Wash bake:

Để đạt được lớp chắn ấm và sâu, lớp bột Opaque (OP) có thể được trộn lẫn với lớp bột Wash Opaque (WO). Tuy nhiên kết quả phục hình răng cuối cùng có thể có sắc thái khác với mẫu ban đầu.

WO và OP đều có cùng đặc tính hóa lý, do đó chúng đều thích hợp để sử dụng cho quá trình Wash bake.

Lưu ý: cần phải làm sạch khung sườn dưới vòi nước chảy, sau đó lau khô một cách cẩn thận. Sau khi làm sạch, không được dùng tay để cầm khung sườn.

* Quá trình Opaque:

Không để vón cục hoặc quét lớp quá dày, đặc biệt là ở khu vực cầu răng, nếu không răng sẽ dễ bị nứt gãy trong quá trình nướng.

Phải tuân thủ nghiêm ngặt thời gian trước và sau khi sấy khô, không được sấy khô quá nhanh, nếu không có thể xuất hiện những lỗ hoặc bong bóng trên bề mặt răng.